Thừa cân, béo phì ở trẻ em hiện nay không phải là vấn đề quá quá xa lạ. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ trong tương lai. Vì thế, rất nhiều phụ huynh cũng đang tìm kiếm cách xây dựng chế độ ăn giảm cân cho trẻ béo phì. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết, phụ huynh có thể tham khảo nhé!
Nguyên nhân, hậu quả thừa cân béo phì ở trẻ
Trước khi tìm hiểu về cách xây dựng chế độ ăn giảm cân cho trẻ béo phì, cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về những nguyên nhân và hậu quả của việc béo phì ở trẻ nhé.
Nguyên nhân
- Chế độ ăn uống không khoa học: Nhiều người có tâm lý trẻ em phải ăn được càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, khi trẻ nạp quá nhiều các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường, chất đạm, đồ ăn nhanh,… vượt quá nhu cầu của cơ thể, sẽ dẫn đến tình trạng năng lượng dư thừa. Từ đó, mỡ thừa có cơ hội tích tụ nhiều hơn và tình trạng này kéo dài sẽ gây béo phì ở trẻ em.
- Ít vận động: Ngoài chế độ ăn thì trẻ em nếu ít hoạt động, vận động thể thao cũng sẽ gây ra tình trạng béo phì. Bởi khi nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể nhưng không có cơ hội để tiêu hao, nên gây béo phì là điều dễ hiểu.
- Di truyền: Có thể bạn chưa biết, trẻ thừa cân béo phì cũng có thể do di truyền. Nếu trong nhà có bố mẹ, ông bà là những người bị thừa cân, béo phì sẽ rất dễ di truyền cho con. Trẻ cũng có xu hướng béo phì hơn so với những bé bằng trang lứa.
Hậu quả do béo phì ở trẻ
Theo các chuyên gia cho biết trẻ bị béo phì và thừa cân khi mắc bệnh nặng cực kỳ khó chữa. Ngoài ra, những bé này còn có nguy cơ cao mắc các bệnh như: Gan nhiễm mỡ, tiểu đường, mỡ máu dư thừa, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng.
Không chỉ vậy, trẻ gặp tình trạng thừa cân béo phì cũng bị ảnh hưởng về mặt tâm lý khi bị bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, khiến con mất tự tin và dần dần trở nên thiếu linh hoạt, cô độc và dẫn đến trầm cảm nguy hiểm.
Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì trong 1 tuần
Dưới đây là chế độ ăn giảm cân cho trẻ béo phì khoa học được các chuyên gia khuyên nên thực hiện. Bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con nhé!
Ngày 1
- Bữa sáng: 1 quả trứng ốp + 1 cốc sữa ít đường + 1 lát bánh mì nguyên cám
- Bữa trưa: 1 bát canh rau nấu thịt + 1 bát cơm trắng + 2 con tôm luộc.
- Bữa phụ: 1 quả cam
- Bữa tối: 1 bát cơm nhỏ + 1 bát canh rau + thịt luộc.
Ngày 2
- Bữa sáng: 1 cốc sữa ít béo + 1 bát súp cua
- Bữa trưa: 1 bát cơm nhỏ + Cá hấp + 1 đĩa rau cải luộc
- Bữa phụ: 1 quả táo
- Bữa tối: Thịt bò xào nấm 100g, 1 bát rau luộc, 1 bát cơm nhỏ
Ngày 3
- Sáng: 1 bát súp gà ngô nấm, 1 cốc sữa ít béo
- Bữa trưa: 1 bát canh rau củ hầm sườn + 1 bát cơm nhỏ
- Bữa phụ: 1 quả chuối chín
- Bữa tối: 1 bát cơm nhỏ + 1 bát rau củ luộc + cá hồi áp chảo
Ngày 4
- Sáng: 100g bánh mì, 1 miếng thanh long, 1 cốc sữa không đường.
- Trưa: Nửa bát cơm, ức gà xào nấm, bắp cải luộc.
- Tối: Nửa bát cơm, canh rau ngót nấu thịt, 2 miếng cam.
Ngày 5
- Sáng: 1 quả trứng ốp, 1 cốc sữa tươi ít đường.
- Trưa: Nửa bát cơm, cá áp chảo, 1 quả quýt nhỏ
- Tối: Nửa bát cơm, canh rau củ quả nấu sườn.
Ngày 6
- Sáng: 1 hộp sữa chua, 2 lát bánh mì đen.
- Trưa: Nửa bát cơm, thịt gà xào ớt chuông, 2 miếng ổi
- Tối: Nửa bát cơm, canh trứng nấu thịt, 2 miếng táo.
Ngày 7
- Sáng: 2 lát bánh mì nguyên cám, 1 quả chuối, 1 cốc sữa hạt
- Trưa: 1 bát rau luộc, nửa bát cơm, thịt luộc
- Tối: Rau củ nấu thịt băm, nửa bát cơm, 1 miếng thanh long
Vai trò của cha mẹ trong quá trình giảm béo của trẻ
Giảm cân với người lớn đã khó, nhưng với trẻ lại càng khó khăn hơn và đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm lớn. Vì thế, cha mẹ hãy là người đồng hành cùng con, luôn bên cạnh và động viên con thực hiện, không nên gây sức ép cho con.
Cùng trẻ thay đổi thói quen ăn uống
Nhiều phụ huynh có xu hướng ít quan tâm đến thói quen ăn uống của con, miễn là con ăn được nhiều là được. Thế nhưng, đây chính là thói quen không tốt gây thừa cân, béo phì ở trẻ. Vì thế, hãy để con ăn cùng với gia đình và trò chuyện cùng bố mẹ để bố mẹ có thể hiểu hơn về thói quen ăn uống để điều chỉnh phù hợp nhé.
Khuyến khích trẻ vận động thể thao nhiều hơn
Ngoài vấn đề ăn uống thì vận động thể dục thể thao hàng ngày cũng cực kỳ quan trọng. Vì vậy, bố mẹ nên dành thời gian khoảng 15 phút trong ngày để hoạt động, vui chơi cùng con. Tránh để con bị cuốn vào điện thoại, máy tính bảng,…ngồi lì một chỗ.
Động viên trẻ thường xuyên
Như đã đề cập trên đây, xây dựng chế độ ăn giảm cân cho trẻ béo phì là quan trọng, thế nhưng nếu không kiên trì và động viên trẻ thường xuyên cũng không thể nào thành công. Vì vậy, sau một thời gian áp dụng nhưng chưa có kết quả, bố mẹ cũng đừng lo lắng và làm trẻ mất tinh thần nhé. Hãy cố gắng động viên con luôn giữ vững tinh thần và chính bố mẹ sẽ là người cùng con đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trước khi thực hiện kế hoạch giảm cân và lên chế độ ăn giảm cân cho trẻ béo phì, bạn cần lập thêm một biểu đồ theo dõi về cân nặng, thời gian luyện tập, lượng thức ăn để cập nhật mỗi tuần, mỗi tháng. Việc này cũng giúp con có thêm nhiều động lực hơn trong quá trình giảm cân.
Không để trẻ nhịn bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn cực kỳ quan trọng trong ngày để trẻ có năng lượng hoạt động trong một ngày dài. Vì thế, tuyệt đối không để trẻ nhịn bữa sáng. Thay vào đó có thể tham khảo chế độ ăn giảm cân cho trẻ béo phì vào bữa sáng như chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Có thể thay thế, bổ sung thêm các loại sữa hạt, vừa đảm bảo sức khoẻ lại không gây tăng cân.
Lưu ý khi xây dựng chế độ giảm cân cho trẻ béo phì
- Hạn chế để trẻ ăn đồ ngọt, thay vào đó hãy chọn các món có vị ngọt tự nhiên như: Trái cây, sữa chua ít đường,…
- Nên khen thưởng khi trẻ đạt được thành tích có thể là đồ chơi, các món quà con mong muốn đã lâu, nhưng tuyệt đối không được thưởng bánh kẹo, đồ ngọt sẽ khiến phá vỡ thói quen ăn uống của trẻ.
- Nên giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con và khuyến khích con hoạt động nhiều hơn.
- Nếu thực hiện các thói quen tốt và áp dụng chế độ ăn giảm cân cho trẻ béo phì trong thời gian dài khoảng 3-4 tháng mà cân nặng của con không thay đổi hoặc thay đổi quá ít, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Trên đây là cách xây dựng chế độ ăn giảm cân cho trẻ béo phì chi tiết mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ ngày càng phổ biến gây những tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, bố mẹ hãy đồng hành cùng con và duy trì thói quen ăn uống, vận động khoa học nhé!
Bình luận